TP.HCM mới bùng nổ hạ tầng: Thời kỳ phát triển chưa từng có với metro, cao tốc và vành đai liên vùng
Sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM chính thức trở thành đô thị lớn nhất cả nước với hơn 14 triệu dân, quy mô kinh tế và dân số dẫn đầu. Cùng với đó, một làn sóng đầu tư hạ tầng chưa từng có đang diễn ra, mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
Hạ tầng giao thông: Trục phát triển chiến lược của TP.HCM mở rộng
Theo các chuyên gia quy hoạch, khi ba địa phương hợp nhất, nhu cầu kết nối, di chuyển và giao thương tăng đột biến, đòi hỏi một mạng lưới hạ tầng tích hợp mạnh mẽ và hiện đại:
Gần 1.000 km đường sắt đô thị, bao gồm 12 tuyến tại TP.HCM (~510 km), 12 tuyến tại Bình Dương (~305 km), 3 tuyến tại Bà Rịa – Vũng Tàu (~125 km).
7 tuyến đường sắt đô thị mới đang được TP.HCM xúc tiến đầu tư công, tổng chiều dài khoảng 355 km, dự kiến hoàn thành trong 10 năm tới.
Tuyến metro số 1 kết nối Bình Dương – TP.Thủ Đức đang được thúc đẩy.
Metro Thủ Thiêm – Long Thành, kết nối 2 sân bay quốc tế, cũng đang được TP.HCM xúc tiến triển khai.
Ngoài ra, Cần Giờ được định hướng trở thành ga trung tâm mới, kết nối với các tuyến metro từ miền Tây, tạo động lực phát triển phía Nam TP.HCM.
Hạ tầng đường bộ: Tăng tốc đồng loạt các trục huyết mạch
TP.HCM đang triển khai hàng loạt dự án giao thông liên vùng quy mô lớn:
Vành đai 2 đang được khép kín
Vành đai 3 bước vào giai đoạn nước rút, hoàn thành năm 2026
Vành đai 4 đã trình chủ trương đầu tư, khởi công năm 2026
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, TP.HCM – Long Thành, TP.HCM – Trung Lương và các tuyến dẫn đang được đồng bộ hoàn thiện
12 dự án trọng điểm chuẩn bị khởi công năm 2026: cầu Bình Tiên, BOT Quốc lộ 1, 13, 22, trục Bắc – Nam...
Bên cạnh đó, thành phố đang nghiên cứu khoảng 10 tuyến giao thông tốc độ cao xuyên tâm, kết nối trực tiếp từ trung tâm đến vùng ven, với thiết kế ít đèn đỏ, hạn chế giao cắt – tối ưu tốc độ và dòng lưu thông.
Một TP.HCM mới – Một cực tăng trưởng mới của quốc gia
Sau sáp nhập, TP.HCM mở rộng sẽ là một đô thị biển, công nghiệp, dịch vụ và du lịch, hội tụ sức mạnh tổng hợp của:
Theo TS. Ngô Viết Nam Sơn, một hệ thống giao thông đa phương tiện (metro, đường bộ, đường sắt, đường thủy, sân bay, cảng biển) là điều kiện tiên quyết để khai thác tối đa tiềm năng sau sáp nhập. Hạ tầng thông suốt chính là chìa khóa giải phóng năng lực phát triển vùng đô thị hơn 14 triệu dân này.