Nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn ì ạch giải ngân đầu tư công: Thủ tướng yêu cầu quyết tâm đạt 100% trong năm 2025
Mặc dù giải ngân vốn đầu tư công sau 5 tháng đầu năm 2025 đã đạt hơn 199.000 tỷ đồng, tương đương 24,1% kế hoạch, nhưng vẫn còn hàng loạt bộ ngành và địa phương giải ngân dưới mức bình quân cả nước, thậm chí nhiều đơn vị dưới 10%.
Danh sách "rùa bò" đáng báo động
37/47 bộ và cơ quan trung ương, 24/63 địa phương giải ngân dưới trung bình.
Nhiều nơi giải ngân dưới 10%, gồm:
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Bộ Y tế
Bộ Công Thương
Bộ VH-TT&DL
Ban Tôn giáo & Dân tộc
7 địa phương giải ngân dưới 15%:
Lai Châu, Bình Phước, Bình Dương, Cao Bằng, Đồng Nai, Phú Yên, Bến Tre
Một số đơn vị giải ngân tốt
Cơ quan Trung ương:
Tổng Liên đoàn LĐVN: 86%
Đài Tiếng nói VN: 73%
Ngân hàng CSXH: 41%
Bộ Công an: 40%
Địa phương trên 40%:
Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Giang…
Giải pháp thúc đẩy – Bộ Tài chính yêu cầu đồng bộ và quyết liệt
Rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp thực tế.
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, xác định đây là điểm nghẽn then chốt.
Không để gián đoạn các khâu: lập kế hoạch – thẩm định – thi công – nghiệm thu – thanh toán.
Xây dựng kế hoạch giải ngân theo tháng, quý, tránh dồn tiến độ vào cuối năm.
Kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn từ các dự án chậm sang các dự án có khả năng giải ngân tốt.
Chủ động xử lý vướng mắc ODA, tập trung giải ngân các dự án đã hoàn tất thủ tục, hợp đồng.
Đẩy nhanh thu ngân sách từ đất đai để đảm bảo nguồn vốn phân bổ kịp thời.
Thủ tướng yêu cầu: Giải ngân 100%, không còn mục tiêu 95%
Tại Hội nghị thúc đẩy đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2025, thay vì 95% như trước đây. Đồng thời nhấn mạnh:
"Giải ngân đầu tư công là thước đo trách nhiệm, căn cứ đánh giá cán bộ. Ai không hoàn thành nhiệm vụ phải bị kiểm điểm, xử lý nghiêm."