Ba hầm xuyên núi – Giải bài toán đèo hiểm
Tuyến cao tốc sẽ vượt qua những địa hình hiểm trở của dãy Trường Sơn với ba hầm xuyên qua hai đèo lớn là An Khê và Mang Yang – vốn là "nút thắt cổ chai" giao thông suốt nhiều năm qua.
Hiện nay, các phương tiện qua 2 đèo này chỉ đạt vận tốc 40-50km/h, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả vận chuyển hàng hóa từ Kon Tum, Gia Lai đến cảng Quy Nhơn.
Để giải quyết, dự án sẽ xây dựng:
Tất cả các hầm đều có 2 ống song song rộng trên 10m, đảm bảo lưu thông an toàn cho hai làn xe mỗi chiều.
Kết nối mạnh mẽ – Hạ tầng đồng bộ
Ngoài ba hầm xuyên núi, tuyến cao tốc còn có:
Toàn bộ được xây dựng bằng bê tông cốt thép và bê tông dự ứng lực nhằm đảm bảo độ bền cao và tuổi thọ lâu dài.
Lối ra biển cho Tây Nguyên – Rút ngắn một nửa thời gian di chuyển
Hiện nay, kết nối Gia Lai – Bình Định chủ yếu qua Quốc lộ 19 với thời gian di chuyển từ 3,5 - 4 giờ. Cao tốc mới sẽ rút ngắn còn khoảng 1,5 giờ.
Dự báo đến năm 2030, nhu cầu giao thông qua trục này sẽ đạt 13.000 – 15.000 xe/ngày đêm, trong khi QL19 chỉ đáp ứng được tối đa khoảng 12.800 xe.
Đòn bẩy phát triển khu vực
Theo ông Rah Lan Chung, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai:
“Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku không chỉ rút ngắn hành trình mà còn mở ra không gian phát triển mới cho Tây Nguyên, tận dụng triệt để lợi thế hệ thống cảng biển của Bình Định và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”.
Tổng mức đầu tư sơ bộ dự kiến là 38.917 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án 2 đề xuất và quản lý.
#tintuc; #bdscafes; #izanami; #batdongsan; #gialai